Nâng mũi chỉ là tiểu phẫu nhưng có nhiều người gặp phải biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả sức khỏe lẫn tinh thần. Vậy những dấu hiệu nhiễm trùng mũi như thế nào, làm sao để xác định được và cách xử lý ra sao. Bài biết này sẽ giúp bạn giải đáp.

Dấu hiệu nhiễm trùng mũi sau phẫu thuật
1- Mũi bị sưng bầm, tím
Tình trạng sung tấy, bầm tím khá thường xuyên xảy ra trong nâng mũi. Nguyên nhân, do việc tác động vào các mô mềm (cắt, rạch da, khâu chỉ) nên dễ xuất hiện sưng viêm.
Thông thường bạn chỉ cần 2-5 ngày sẽ chấm dứt dấu hiệu này, nhưng sẽ có người lâu hơn do cơ địa lâu lành, cơ địa dễ sẹo. Ngoài ra, còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình hậu phẫu sau khi nâng mũi, cách chăm sóc vết thương và chế độ ăn uống.
Theo bác sĩ Viện thẩm mỹ D’Vincy, khi thấy mũi sưng bầm không có dấu hiệu đỡ, bạn phải tìm đến địa chỉ nâng mũi để kiểm tra vết thương vì rất có khả năng đã bị nhiễm trùng.

2- Mũi bị chảy dịch
Sau khi phẫu thuật bác sĩ thường băng bó cố định cho vùng mũi để giữ chiếc mũi được cố định và đúng vị trí. Nếu bạn phát hiện xuất hiện chảy dịch (máu hoặc mủ) ở những vết khâu thì lập tức phải đến để bác sĩ kiểm tra.
Nhiễm trùng mũi có thể chảy máu hay mủ là do vết thương được băng bó không đúng cách hoặc quá trình thực hiệu phẫu thuật không được sát khuẩn an toàn điều kiện thuận lợi vi khuẩn có hại thâm nhập vào.
Bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ được phần máu và mủ. Về nhà bạn cần chăm sóc mũi thật cẩn thận, chỉ nên dùng nước muối sinh lí để rửa vết thương và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

3- Mũi bị méo, lệch và đau nhức
Tình trạng này khá nghiêm trọng vì ảnh hướng đến dáng mũi sau này. Theo bác sĩ Thẩm mỹ D’Vincy, nguyên nhân có thể do bạn va chạm mạnh vào vùng mũi khi chưa tháo nẹp hay cắt chỉ. Bạn cần đến ngay bệnh viện thẩm mỹ để bác sĩ điều chỉnh dáng mũi lại kịp thời, tránh những biến chứng khác, rất nguy hiểm.
Nếu sau một thời gian mũi vẫn đau nhức và méo lệch hoặc lộ sóng thì đó là dấu hiệu cảnh báo việc nâng mũi đã thực hiện sai kĩ thuật hoặc sụn nâng mũi kém chất lượng. Thông thường nếu dùng sụn quá cứng nâng mũi sẽ làm cho vùng da quanh mũi bị đau, dần dần da mỏng đi và tụt lộ sóng gây bóng đỏ thậm chí là thủng mũi.

Nguyên nhân dẫn đến hậu quả nhiễm trùng mũi
Để xảy ra các vấn đề về nhiễm trùng sau nâng mũi thì xuất phát từ các yếu tố, có thể do chính bản thân hoặc do địa chỉ bạn thực hiện.
– Có nhiều khả năng do bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật nâng mũi tay nghề không tốt.
– Địa chỉ nâng mũi không có đầy đủ thiết bị thực hiện cần thiết.
– Do chất liệu nâng mũi kém chất lượng.
– Có thể do cách chăm sóc của bạn không đúng cách bác sĩ tư vấn
– Hoặc là cơ thể bạn bị kích ứng với sụn nhân tạo.
Cách điều trị khi gặp tình trạng nhiễm trùng
Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, nếu mũi không được xử lý kịp thời thì vết thương sẽ trầm trọng hơn, nặng nhất là hoại tử cả vùng mũi. Còn trường hợp đươc can thiệp kịp thời, bạn có thể sửa lại mũi sau khi vết thương cũ đã hoàn toàn ổn định khoảng 3-6 tháng.

Tốt nhất khi có dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ đã trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật nâng mũi để có giải pháp khắc phục phù hợp nhất.
Nếu bạn đang gặp 1 trong 3 dấu hiệu trên liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ Thẩm mỹ D’Vincy để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.